Tại sao thị trường Nhà thông minh chưa thể bùng nổ

SGreentech Marketing - 03/05/2018 - 0 bình luận

NHỮNG CẢN TRỞ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG NHÀ THÔNG MINH

Thế kỷ 21 là thế kỷ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển và bùng nổ mạnh mẽ trên toàn cầu. Với những công nghệ hiện đại, rất nhiều sản phẩm công nghệ cao, thiết bị điện tử thông minh được cho ra đời ví dụ như các thiết bị di động, các thiết bị gia dụng thông minh…Với rất nhiều thiết bị gia đình thông minh, việc biến ngôi nhà trở nên thông minh có thể dễ dàng hơn nhưng hoàn toàn ngược lại, thị trường nhà thông minh trên thế giới vẫn chưa thể phát triển được.

Vậy nguyên nhân do đâu khiến nhà thông minh – Smarthome, một xu thế của tương lai với rất nhiều tiện ích lại trở nên khó phổ biến đến vậy?

Nhà thông minh là gì?

Một ngôi nhà thế nào được gọi là nhà thông minh? Nhà thông minh – Smarthome hiểu theo cách đơn giản nhất là ngôi nhà với những thiết bị tiêu thụ điện năng đều được tự động hóa công việc, lịch trình và có thể điều khiển trực tiếp trên màn hình điều khiển của thiết bị hoặc điều khiển từ xa qua ứng dụng được cài đặt trên các thiết bị smartphone, tablet, máy tính cá nhân PC, laptop.

Có thể thấy ngôi nhà thông minh smarthome chính là những ngôi nhà được tích hợp những công nghệ hiện đại về kỹ thuật điện – điện tử để quản lý và điều khiển các thiết bị điện tử theo nhu cầu sử dụng của chủ nhà mọi lúc, mọi nơi theo những chương trình được cài đặt theo ngữ cảnh, lịch trình, cảm biến tự động. Việc tự động hóa hoàn toàn công việc nhà thông minh sẽ giúp chủ nhà tiết kiệm thời gian, tiết kiệm điện năng sử dụng, và an toàn, tiện nghi.

Như vậy, sự khác biệt đối với những ngôi nhà bình thường, những công việc quản lý và điều khiển thiết bị điện đều thực hiện bằng cách thủ công cơ học theo nguyên tắc Mở/Tắt (On/Off) thì smarthome là một bước tiến dài về mặt kỹ thuật điều khiển, quản lý thiết bị điện tử một cách thông minh hơn rất nhiều. Vậy điều gì khiến thị trường nhà thông minh trên thế giới chưa thể phát triển nhanh chóng?

Những cản trở đến sự phát triển của thị trường nhà thông minh

Theo xu thế đáng lẽ nhà thông minh sẽ phải phát triển mạnh cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Nhưng hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trên cả thế giới. Ngay cả ở các nước có trình độ kỹ thuật hiện đại thì thị trường smarthome cũng không thực sự phát triển. Hầu như chúng ta chỉ có thể thấy hệ thống Smarthome ở khách sạn 5 sao, các căn biệt thự của giới nhà giàu hoặc tại các khu resort cao cấp . Có nhiều nguyên nhân khiến smarthome chưa thể phổ biến nhưng chủ yếu do những nguyên nhân sau:

Thói quen của khách hàng

Nguyên nhân đầu tiên, chính là thói quen của khách hàng.

Từ khi nhân loại phát minh ra điện và đưa điện trở thành ứng dụng sinh hoạt vào mỗi gia đình thì thời gian cũng xấp xỉ 150 năm và ở Việt Nam cũng vào 1 thế kỷ. Trong suốt quãng thời gian rất dài đó cho đến hiện tại việc điều khiển thiết bị điện như đèn điện, máy móc vẫn đơn giản dựa vào công tắc theo kiểu On/Off bất chấp nhân loại đã đi rất xa trên con đường kỹ thuật công nghệ.

Dù việc điều khiển cơ học các thiết bị điện tồn tại rất nhiều nhược điểm, với nhiều nguy cơ lớn về tai nạn điện, cháy nổ, tiêu tốn điện năng ngoài ý muốn. Nhưng do thói quen sử dụng các thiết bị điện thông thường tư lâu đã trở thành rào cản tâm lý quá lớn khiến nhiều người có suy nghĩ sử dụng thiết bị điện Smarthome là không cần thiết, mặc dù có thừa khả năng về tài chính. Và cuối cùng, người dùng có thể sẽ lo lắng liệu hệ thống đầu tư tốn kém của mình chưa dùng được bao lâu đã lỗi thời, thậm chí phải vứt bỏ sau một thời gian ngắn.

Lo ngại về việc khó lắp đặt, và sử dụng

Sở dĩ hệ thống điện truyền thống khó bị thay thế là vì cách điều khiển rất đơn giản là bật/tắt. Nhưng khi nhắc đến Smarthome, hầu như mọi người đều nghĩ đến ngay sự phức tạp khi điều khiển vì liên quan đến công nghệ cao. Có một thực tế là cả thế giới ưa thích chiếc remote chuyển kênh ti-vi vì sự đơn giản và tiện lợi nó mang lại. Nhưng không phải vì thế mà tất cả đều ưa chuộng công nghệ nhà thông minh. Những công nghệ như nhà thông minh dường như là “ác mộng” với những ai không thạo máy tính.

Hoặc khi muốn lắp đặt, thì khách hàng thường nghĩ đến việc phải phá vỡ cấu trúc công trình của ngôi nhà để lắp đặt các thiết bị, hệ thống điện. Những lo ngại của khách hàng hoàn toàn có cơ sở, xong không phải với tất cả thiết bị nào cũng phải phá, đục tường để lắp đặt.

Giá cả thiết bị thông minh quá cao

Nguyên nhân chính đó chính là giá thành của các thiết bị điện cho nhà thông minh. Hầu hết, các sản phẩm thiết bị thông minh của các hãng công nghệ đều có giá thành khá cao so với các sản phẩm thông thường. Để lắp đặt đồng bộ hoàn chỉnh một hệ thống điện nhà thông minh, thì chi phí, giá thành thiết bị cả các sản phẩm ngoại là rất đắt đỏ.

Hiện nay, tại thị trường nhà thông minh ở Việt Nam có khá nhiều công ty đã làm chủ được công nghệ nhà thông minh. Một trong số đó là công ty Cổ phần Lumi Việt Nam. Công ty Cổ phần Lumi Việt Nam, được thành lập bởi 3 thành viên chính của đội Robocom BK-TNT năm 2008, đại học Bách Khoa Hà Nội, đã tạo nên một cuộc “cách mạng” về giá cả khi đưa ra một bộ giải pháp nhà thông minh có giá thành chỉ bằng 1/3 so với các sản phẩm ngoại, dao động từ 30-90 triệu đồng tùy theo gói lắp đặt, từ căn hộ chung cư, nhà phố cho đến biệt thự sân vườn.

Ông Nguyễn Đức Tài, Tổng giám đốc của Lumi Việt Nam cho biết: “Lâu nay, thị phần nhà thông minh tại Việt Nam hầu hết thuộc về các hãng nước ngoài nên khách hàng thường e ngại vì chi phí quá lớn. Để giải quyết vấn đề đó và tạo thuận lợi cho khách hàng lựa chọn, Lumi Việt Nam mang đến 3 gói giải pháp nhà thông minh. Gói cơ bản chỉ đơn thuần là việc thay đổi phong cách sống thông qua hệ thống công tắc chạm cảm ứng hiện đại. Gói tiện ích sẽ tích hợp tất cả các thiết bị điện bằng điều khiển từ xa. Và đặc biệt gói nhà thông minh sẽ giúp bạn kiểm soát và điều khiển các thiết bị điện trong nhà dù ở bất kỳ nơi đâu, ở cơ quan hay đang đi du lịch…”

Với bộ giải pháp thiết kế nhà thông minh của Lumi, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về giá thành của sản phẩm, lắp đặt, sử dụng vô cùng dễ dàng và thân thiện. Với những lợi thế đó, các sản phẩm nhà thông minh tại Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với thế giới.

Viết bình luận của bạn

Top
zalo
Yêu cầu báo giá